Hình thức Hoàng_hôn_nhiệm_kỳ

Theo ông Lê Như Tiến "hoàng hôn nhiệm kỳ" hay "chuyến tàu vét cuối cùng" biểu hiện ở rất nhiều góc độ như ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm, đề bạt cán bộ một cách vội vã mà đằng sau đó chắc chắn có những vụ lợi nào đó.Kế đến là ký vội, phê duyệt vội những dự án lớn mà không thể triển khai ở nhiệm kỳ này, nhiệm kỳ sau mới thực hiện thì chắc cũng có vụ lợi nhất định, hoặc tranh thủ vơ vét nhiều tài sản công, đất công, nhà công.[3]

Tuyển người hàng loạt

  • Thanh tra tỉnh Thanh Hóa ra kết luận về việc nguyên Giám đốc Sở Y tế Hoàng Sỹ Bình mắc nhiều sai phạm, tự ý tuyển dụng 3.721 cán bộ trái quy định giai đoạn 2011-2015. Sự việc chỉ vỡ lở khi một số cán bộ được tuyển dụng vào làm việc dưới thời ông Bình bị chậm nhận lương, phụ cấp, một số bị "cò" xin việc lấy tiền nhưng không có việc làm nên bức xúc gửi đơn đến cơ quan chức năng đề nghị can thiệp. Theo đó, ông Hoàng Sỹ Bình đã ký quyết định tuyển dụng viên chức, hợp đồng lao động tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế trái thẩm quyền. Đã có 3.721 lao động được tuyển vào làm việc tại các cơ sở y tế trong tỉnh. Trong đó 4 Trung tâm Y tế tuyến tỉnh đã tuyển sai 60 lao động hợp đồng gồm một bác sĩ, 59 vị trí khác; 10 Trung tâm Y tế tuyến huyện tuyển 70 lao động hợp đồng gồm 4 bác sĩ và 66 vị trí khác. Còn lại các lao động được tuyển dụng ở 15 bệnh viện. Toàn bộ số lao động tuyển dụng trên Sở Y tế đều không trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo phân cấp quản lý nhà nước.[4]
  • Trong một thời gian rất ngắn trước khi nghỉ hưu, ông Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền lúc đó cũng đã ký hàng loạt quyết định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ từ cấp Cục trưởng, Cục phó, Giám đốc Trung tâm, rồi cán bộ cấp phòng.[5] Ngày 6 tháng 12 năm 2014, ông Truyền cũng bị buộc phải trả lại cho nhà nước ngôi nhà ở TP HCM và thửa đất ở TP Bến Tre".[6]

Đi nước ngoài kiểu "hoàng hôn nhiệm kỳ"

Trong khi rất nhiều chương trình mục tiêu quốc gia cần thiết phải đầu tư như văn hóa, giáo dục, y tế không còn tiền thực hiện thì những chuyến đi "nghiên cứu, học tập" ở nước ngoài lại được duyệt quá dễ dãi, rất phản cảm. nhiều tỉnh tổ chức cho cán bộ đi nước ngoài bằng ngân sách, có người thì sắp nghỉ hưu, có người không liên quan gì tới nghiên cứu, học tập lĩnh vực đó cả. Ông Lê Như Tiến tiếp cận một số chương trình đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài thì thấy thời gian học tập nghiên cứu có 1-2 buổi, còn phần lớn là đi du lịch. Như tỉnh Quảng Nam tổ chức đoàn đi nước ngoài có tới 15 người đã và sắp về hưu, số còn lại hầu như không còn tái cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020.[3]

Liên quan